GÓC MÁY CAO

Góc máy cao là một trong những góc máy quay cơ bản trong quay phim. Công dụng hàng đầu của góc quay cao là đưa được toàn cảnh sự kiện, giúp đạo diễn có cái nhìn bao quát nhất. Có thể là cảnh trên không, đi qua mặt nước hoặc bay trên một thành phố. Góc quay này sẽ giúp bạn tạo cảm giác mạnh mẽ về sự việc đang diễn ra trên màn ảnh, từ đó dễ dàng đẩy cảm xúc của người xem. 

Góc máy cao khi quay phim

Góc máy cao khi quay phim

GÓC MÁY THẤP

Góc máy này được sử dụng khá nhiều trong quá trình ghi hình. Thường được áp dụng với những cảnh quay gần hoặc để quay nhiều người trong một cùng một khung hình. Góc máy thấp góp phần làm nổi bật nhân vật hoặc nhấn mạnh một hành động. Có vai trò tạo sự kết nối đặc biệt giữa khán giả với các tình huống diễn ra. Đôi khi nó còn tạo được sự liên kết giữa người xem với các tình huống đang diễn ra trong video.

GÓC MÁY NGANG

Người quay phim chuyên nghiệp thường sử dụng góc máy này để quay cận cảnh với mục đích chính là tạo tình huống và chuẩn bị đưa khán giả đến một cảnh liên quan. Nó sẽ mang lại cảm giác chân thực nhất, khắc họa rõ ràng từng cử chỉ, hành động đang diễn ra. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên sử dụng góc máy ngang cho những cảnh quay nhẹ nhàng, nhịp phim chậm rãi vì nó không tạo được cảm giác kịch tính và gay cấn.

Góc máy ngang khi quay phim

Góc máy ngang khi quay phim

GÓC NGANG HÔNG

Góc ngang hông là 1 trong những góc quay cơ bản. Nó sẽ tập trung vào vùng hông của nhân vật. Và cách quay cũng rất đơn giản. Bạn không phải cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ quay phim mà chỉ cần thao tác trực tiếp, điều chỉnh chế độ trên máy quay.

GÓC NGANG ĐẦU GỐI 

Khi muốn giới thiệu nhân vật nhưng không muốn cho thấy toàn bộ cơ thể thì bạn có thể dùng góc ngang đầu gối để có trung cảnh. Với góc quay này bạn sẽ đặt nhân vật trong một khung cảnh rộng lớn (đường phố, rừng núi,…) và chỉ quay ngang đầu gối. Sẽ mang đến sự bí ẩn, tạo cảm giác tò mò. Người xem sẽ muốn khám phá toàn bộ nội dung để biết được nhân vật là ai, sẽ thực hiện những hành động gì.

GÓC NGANG VAI

Góc quay nghiêng thường được sử dụng với mục đích để tạo điểm nhấn. Nếu muốn quay cảnh các nhân vật đang nói chuyện với nhau và chỉ thấy nửa trên của nhân vật thì góc ngang vai là thích hợp nhất. Góc quay cơ bản này mang đến cảm giác thân mật giữa các nhân vật và khiến người xem tập trung vào đoạn hội thoại đang diễn ra hơn. 

GÓC NGHIÊNG 

Góc quay nghiêng thường được sử dụng với mục đích để tạo điểm nhấn. được coi như một hiệu ứng được thêm vào để đẩy nhanh diễn biến hoặc diễn tả một sự đảo lộn bất thường. tạo cảm giác thế giới bỗng chốc bị mất phương hướng và đứt lìa.

 GÓC SÁT MẶT SÀN 

Góc quay này hay được sử dụng để làm nổi bật những chi tiết dưới mặt sàn. Khi quay, các bạn có zoom sát vào mặt sàn để khắc họa rõ nét những vật thể ở bên dưới.

Góc sát mặt sàn trong quay phim

Góc sát mặt sàn trong quay phim

GÓC NGANG TẦM MẮT 

Góc máy này sẽ được đặt ngang tầm mắt của nhân vật để tạo cảm giác tự nhiên. Đây cũng là góc quay để làm nổi bật chủ thể trong cảnh quay. 

GÓC TRÊN KHÔNG 

Một trong những góc quay cơ bản nữa là góc trên không. Thường được dùng trong trường hợp bạn muốn nhấn mạnh quy mô của một trận chiến, đại dương, con đương hay tầm quan trọng của câu chuyện.

GÓC TỪ CAO ĐẾN GẦN 

Góc máy này là sự tổng hợp của 3 góc quay cơ bản là góc máy ngang, góc cao và góc thấp.Với góc quay này thì bạn chỉ cần sử dụng đối với những cảnh quay yêu cầu tạo sự kịch tích, cao trào.


Thông tin liên hệ

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ kín